Vôi hóa tuyến nước bọt là một cấu trúc bị vôi hóa và hình thành bên trong ống dẫn tuyến nước bọt. Khi sỏi xuất hiện, dòng chảy của nước bọt vào miệng có thể bị tắc gây khó chịu. Nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh cơ mặt. Cùng nhakhoaamity tìm hiểu bệnh này nhé.
VÔI TUYẾN HÓA NƯỚC BỌT
Vôi hóa tuyến nước bọt còn gọi là sỏi tuyến nước bọt. Thường do canxi có trong nước bọt lắng đọng quanh khối viêm, lâu dần tạo thành sỏi. Viên sỏi này nằm chắn ngay tuyến nước bọt. Khi người bệnh nhai, tuyến bị kích thích và sưng phồng.
Nguyên Nhân Bị Bệnh Vôi Tuyến Hóa Nước Bọt
Vôi hóa tuyến nước bọt là bệnh do canxi trong nước bọt lắng đọng quanh khối viêm lâu ngày tạo thành sỏi. Viên sỏi này chắn ngang tuyến nước bọt. Khi nhai thức ăn sẽ làm tuyến nước bọt bị kích thích và sưng phồng.
Khi sỏi tắc nghẽn lâu sẽ gây viêm tấy, áp xe tại vùng tuyến như sưng, nóng, đau tại góc hàm, dưới hàm, thậm chí có thể gây tổn thương tới hệ thần kinh chi phối hoạt động của cơ mặt, gây liệt mặt
Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến vôi hóa tuyến nước bọt bao gồm: Mất nước quá nhiều, chế độ ăn nghèo chất dinh dưỡng, dùng một số thuốc như kháng histamin, các thuốc điều trị tâm thần, thuốc điều trị huyết áp, bệnh lý túi mật, chấn thương tuyến nước bọt. Nguy cơ tạo sỏi cũng cao hơn ở những người bị viêm tuyến nước bọt hoặc hút nhiều thuốc lá.
Cách Phát Hiện Bệnh Vôi Hóa Tuyến Nước Bọt
Do dòng chảy nước bọt bị tắc nên bệnh nhân sỏi tuyến nước bọt có thể có các triệu chứng như: Đau, có cảm giác như bị đè nén tại tuyến và ống dẫn, đôi khi đau dữ dội, nhất là khi ăn; vùng tuyến tắc bị sưng; viêm, phù nề quanh vùng ống dẫn; xoa bóp nhẹ tuyến không thấy nước bọt tiết và đôi khi sờ thấy sỏi.
Biến Chứng Vôi Hóa Tuyến Nước Bọt
Một số trường hợp có thể gây nguy hiểm khi sỏi được loại bỏ mà không có biến chứng. Nhưng vẫn tiếp tục phát triển mà không được can thiệp bằng cách lấy ra ngoài có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm tấy vùng sàn miệng: Bệnh nhân đau dữ dội cả vùng sàn miệng, lan lên tai, không ăn, nuốt, nói được. Sốt nhẹ hoặc nặng, sức khỏe bị ảnh hưởng vì đau và hạn chế ăn uống, viêm nhiễm lan tỏa cả vùng sàn miệng.
- Viêm tuyến dưới hàm: Bệnh nhân thấy đau dữ dội vùng dưới hàm, có thể lan lên tai, nuốt thấy vướng, đau, sốt, tuyến dưới hàm gồ, sưng đau da nóng đỏ, đau, tiến tới mưng mủ, vỡ mủ để lại lỗ rò ngoài da.
Một Số Phương Pháp Điều Trị Vôi Hóa Tuyến Nước Bọt
- Điều chủ yếu và trước tiên là phải làm vệ sinh răng miệng tốt và dùng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn.
- Đối với sỏi nhỏ, chỉ cần gây kích thích lưu lượng nước bọt bằng cách ngậm chanh hoặc kẹo chua có thể giúp các viên sỏi vượt qua tuyến nước bọt một cách dễ dàng. Trường hợp khác, bác sĩ có thể massage hoặc đẩy viên sỏi ra khỏi tuyến nước bọt.
- Đối với sỏi có kích thước lớn, việc lấy sỏi sẽ gặp nhiều khó khăn. Bác sĩ thường rạch một đường nhỏ trong miệng để loại bỏ sỏi.
- Trường hợp sỏi tuyến nước bọt phức tạp, các bác sĩ hiện đang áp dụng nội soi để loại bỏ sỏi. Đối với những người bị sỏi tái phát hoặc tuyến nước bọt đã bị thiệt hại không thể phục hồi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.
Phòng Bệnh Vôi Hóa Tuyến Nước Bọt
Điều quan trọng là bạn phải uống đủ nước. Bổ sung nước khi cơ thể bị thiếu hụt. Vì khi thiếu nước, nước bọt sẽ trở nên cô đặc và dễ lắng đọng các chất tạo sỏi hơn.
Bên cạnh đó, hãy nhớ không được tự ý sử dụng các thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không hút thuốc lá.
- Vệ sinh răng miệng tốt.
- Thường xuyên khám để phát hiện sớm các bệnh lý về răng, nướu, và viêm niêm mạc miệng…
Nếu bận có thắc mắc gì hãy liên hệ cho Nhakhoaamity để được giải đáp thêm thắc mắc.