Tình trạng răng bị sứt mẻ không chỉ làm cho hàm răng mất đi tính thẩm mỹ. Mà nó còn tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công gây hại cho sức khỏe răng miệng. Thậm chí nhiều trường hợp nghiêm trọng phải nhổ bỏ răng rất nguy hiểm. Hãy để nhakhoaamity điểm qua những nguyên nhân, cách khắc phục răng bị sứt mẻ nhé.
RĂNG BỊ SỨT MẺ
Răng bị sứt mẻ là nguyên nhân tiềm ẩn khiến mô răng bị tổn thương và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Mẻ Răng Là Gì?
Bề mặt răng được bao bọc bởi lớp men răng rất cứng chắc. Tuy nhiên lớp men răng cũng rất dễ bị tổn thương khi có các ngoại lực bên ngoài tác động lên.
Răng bị sứt mẻ là tình trạng phần men răng bị hư hỏng do các va đập, té ngã, cấu trúc răng bị mẻ vỡ một phần. Thường xảy ra ở phần đỉnh múi hoặc vùng cạnh cắn. Làm cho răng trở nên sắc nhọn, lởm chởm. Từ đó có thể làm cho các mô mềm trong khoang bị vị tổn thương.
Quá trình ăn uống và làm sạch răng cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Răng suy yếu và dễ bị vi khuẩn tấn công gây nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
Nguyên Nhân Gây Mẻ Răng
Răng của chúng ta có thể bị mẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp nhất là do:
– Chấn thương, va đập bên ngoài sẽ khiến răng bị sứt mẻ, đau nhức kèm theo ê buốt khó chịu.
– Cắn vật cứng như nắp chai, bao bì thực phẩm, đá, kẹo cứng…
– Thiếu các khoáng chất: Răng bị thiếu hụt canxi, flour, khoáng chất sẽ dễ bị vỡ, mẻ hơn khi nhai.
– Bệnh lý sâu răng cũng là tác nhân khiến cho răng bị mẻ vỡ gây nhức buốt rất khó chịu.
Thực phẩm: Tiêu thụ nhiều thực phẩm ngọt có hàm lượng đường cao. Thực phẩm chứa nhiều axit như cam bưởi, cam, chanh, nước ngọt có gas, bia rượu. Có thể gây hại cho men răng làm nó bị bào mòn và dễ sứt mẻ.
– Nghiến răng: Đây là hiện tượng hai hàm răng nghiến siết vào nhau. Mạnh đến mức có thể phát ra âm thanh. Nghiến răng sẽ làm cho men răng bị mòn. Khiến răng yếu hơn bình thường gây nên tình trạng mẻ răng.
Mẻ Răng Có Ảnh Hưởng Gì Không?
Các răng khỏe mạnh thường có cấu tạo gồm ba lớp: men răng, ngà răng và tủy răng. Trong đó, men răng là lớp ngoài cùng, bao phủ và bảo vệ cho các mô nhạy cảm bên trong.
Tình trạng mẻ, vỡ răng ít nhiều đều ảnh hưởng đến cấu trúc bảo vệ của răng. Điều này có thể làm cho ngà và tủy răng bị lộ ra ngoài. Khiến bệnh nhân cảm thấy ê buốt khi ăn uống hoặc tiếp xúc với không khí lạnh. Vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác sẽ dễ dàng tấn công vào các cấu trúc bên trong của răng. Làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm chóp răng, áp xe răng. Nếu không sớm khắc phục sẽ dẫn đến nguy cơ mất răng khá cao.
Không những vậy, khi răng bị sứt mẻ sẽ trở nên sắc nhọn hơn rất dễ gây cộm cấn. Nếu vô tình cắn phải má, lưỡi sẽ gây chảy máu, đau rát. Do đó, mặc dù răng mẻ vỡ nhưng không gây đau nhức gì bệnh nhân cũng nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Từ đó tìm ra giải pháp phục hình răng phù hợp, hiệu quả nhất.
Cách Xử Lý Răng Bị Sứt Mẻ Tại Nhà
Khi cảm thấy đau nhức hoặc cảm nhận răng bị sứt mẻ, bạn nên lập tức xử lý như sau:
+ Khạc nhổ mảnh vỡ ra ngoài: Nhổ các mảnh răng vỡ ra ngoài. Tránh tiếp tục nhai khiến các mảnh vỡ làm tổn thương nướu và gây nguy hiểm đến các cơ quan tiêu hoá.
+ Không chạm vào gờ răng bị mẻ: Không tự ý kiểm tra gờ răng bị mẻ bằng lưỡi hoặc tay. Việc bạn nên làm lúc này là đặt 1 cục bông gòn vào phần răng bị vỡ rồi cắn chặt.
+ Giữ lại các mảnh răng vỡ: Có thể Bác sĩ sẽ cần các mảnh vỡ để gắn lại vào răng. Hãy thu gom và giữ lại các mảnh vỡ, bảo quản chúng trong hộp kín với 1 ít sữa hoặc nước bọt.
+ Súc miệng: Nên súc miệng thật sạch bằng nước muối loãng (nước muối sinh lý). Rồi cắn lại 1 cục bông gòn mới.
+ Hẹn gặp Bác sĩ: Điều quan trọng cần làm sau khi phát hiện răng bị mẽ là lên lịch hẹn gặp Bác sĩ.
+ Che phủ gờ răng sắc nhọn: Nếu chưa thể đến gặp Bác sĩ ngay. Hãy dùng sáp nha khoa (hoặc kẹo cao su không đường) để che phủ các gờ răng sắc nhọn. Để tránh khả năng gây tổn thương đến các mô mềm bên trong miệng.
+ Cẩn thận trong ăn uống: Hãy cận thận trong các bữa ăn để tránh làm tổn thương phần răng còn lại. Ăn những thực phẩm mềm, lỏng. Tránh những thực phẩm cứng, dai, dẻo, chua, cay, quá nóng, quá lạnh. Hạn chế dùng phần hàm có chiếc răng bị vỡ để nhai.
Khắc Phục Tình Trạng Răng Bị Sứt Mẻ Tại Nha Khoa
Răng là bộ phận không thể tự phục hồi như các bộ phận khác. Cần có sự can thiệp của kỹ thuật điều trị chuyên khoa. Để xử lý tình trạng răng bị sứt mẻ, có nhiều cách xử lý. Có thể tham khảo các phương pháp khắc phục sau:
Hàn trám răng
Răng bị sứt mẻ có hàn được không?. Trám răng mẻ là cách phục hình răng tiết kiệm thời gian và chi phí hơn so với những phương pháp khác. Trám răng chỉ áp dụng cho trường hợp vết mẻ nhỏ. Mặc dù trám răng tuy tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng lại không được bền.
Dán sứ Veneer
Dán sứ Veneer là giải pháp khắc phục tình trạng răng bị sứt mẻ nhẹ, mòn mặt nhai hiệu quả. Với ưu điểm không mài nhỏ răng, không ê buốt, đảm bảo tính thẩm mỹ tối ưu. Dán sứ Veneer được nhiều người ưa chuộng.
Nhược điểm nhỏ của phương pháp này là chi phí thực hiện khá cao. Khoảng 6 triệu trở lên cho 1 mặt dán sứ Veneer.
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ cũng là một trong các giải pháp phục hình răng được nhiều người lựa chọn. Để cải thiện lại răng bị sứt mẻ mang lại hàm răng trắng, đều, đẹp, tự nhiên. Bằng việc sử dụng một mão sứ giống như răng thật. Bọc lại bên ngoài chiếc răng bị mẻ đã được mài cùi. Phương pháp này phải mài một phần thân răng để tạo trụ. Nếu gặp phải bác sĩ có tay nghề “dỏm”, trang thiết bị hỗ trợ không đáp ứng đủ nhu cầu phục hình. Sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu về sau.