Lấy Vôi Răng Có Đau Không? Có Làm Tổn Hại Men Răng?

Lấy Vôi Răng Có Đau Không? Có Làm Tổn Hại Men Răng?

Không chỉ gây mất thẩm mỹ. Vôi răng ( cao răng )Còn là nơi cư ngụ của nhiều loại vi khuẩn gây hại cho răng miệng. Lấy cao răng là giải pháp giúp loại bỏ cặn vụn, mảng bám bị vôi hóa ở thân, nướu răng. Vậy lấy cao răng có đâu không? Là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Để Nha Khoa Amity giải đáp tất cả cho bạn nhé.

VÔI RĂNG

Là nơi cư ngụ của nhiều loại vi khuẩn gây hại cho răng miệng. Do đó, lấy cao răng theo định kỳ 3-6 tháng/lần. Là giải pháp giúp loại bỏ hoàn toàn cặn vụn lắng đọng, mảng bám bị vôi hóa ở thân răng, nướu răng.

Vôi Răng (Cao Răng) Là Gì?

Vôi răng hay còn gọi là cao răng. Đây là nơi những mảng bám tích tụ lâu ngày bị vôi hóa. Từ các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm (được hình thành từ cặn vụn thức ăn dư thừa).

Lâu ngày các mảng báo này trở nên cứng và bám chắc vào bề mặt răng, thân, dưới mép lợi.

Vôi Răng (Cao Răng) Là Gì?
Vôi Răng (Cao Răng) Là Gì?

Vì Sao Nên Lấy Vôi Răng?

Những tác hại của vôi răng đối với sức khỏe răng miệng:

+ Hơi thở nặng mùi.

+ Mảng bám tích tụ quá nhiều, dày và lâu ngày sẽ phá hủy men răng. Men răng bị tổn thương càng nặng thì nguy cơ sâu răng càng cao.

+ Là nơi cư ngụ của nhiều loại vi khuẩn lên men carbohydrate tạo ra acid gây sâu răng như Streptococcus mutans, Lactobacilli…

+ Tác nhân gây ra các bệnh ở miệng, ở họng như: viêm niêm mạc miệng, viêm họng, viêm amidan, lở miệng…

+ Chảy máu chân răng, ê buốt khi ăn uống.

+ Tụt nướu làm lộ chân răng.

+ Nguyên nhân chính gây ra các bệnh về răng miệng như: viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng ngược dòng. Nghiêm trọng hơn có thể khiến răng lung lay, rụng răng gây mất thẩm mỹ.

Vì vậy, lấy vôi răng theo định kỳ 3 – 6 tháng/lần là việc cần thiết để bảo vệ răng miệng tránh khỏi những tác hại do vôi răng gây ra.

Vôi Răng Trông Như Thế Nào?

Cao răng được chia làm 2 loại:

Cao răng nước bọt: thường bám trên mặt răng, kẽ răng và ở trên lợi. Chúng thường có màu vàng nhạt, nâu vàng hoặc nâu đỏ do các muối calci trong nước bọt lắng đọng trên mảng bám. Bạn có thể nhìn rõ được loại cao răng này.

Cao răng huyết thanh: thường bám trên mặt răng, kẽ răng và ở dưới lợi. Chúng có màu đen và rất cứng. Chúng được tạo thành bởi lợi viêm gây chảy máu, phần huyết thanh dính trong máu bám vào cao răng nước bọt tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ dày thêm. Cao răng loại này thường gây viêm lợi nặng. Loại này bạn khó nhìn thấy bằng mắt.

Cạo Vôi Răng Có Đau Không, Có Ê Buốt Không?

Các yếu tố quyết định có đau hay không:

Tình Trạng Sức Khỏe Răng Miệng

Nếu khách hàng đang mắc một số bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, viêm nướu, lợi sưng đỏ. Thì việc lấy cao răng có thể ê buốt hơn so với người có sức khỏe răng miệng tốt.

Mức Độ Cao Răng

Cao răng ở thân răng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Việc lấy diễn ra nhanh chóng khoảng 15 – 30 phút, không gây ê buốt hay chảy máu chân răng. Trường hợp vôi răng lắng đọng, bám chặt dưới nướu răng gây viêm, sưng. Khi lấy có thể ê buốt nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày. Cũng như không gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của răng.

Kỹ Thuật

Lấy cao răng bằng sóng siêu âm (máy siêu âm) hiện nay được ưa chuộng. Đây là kỹ thuật lấy cao răng hiện đại. Giúp giảm thiểu tối đa cảm giác ê buốt cũng như rút ngắn thời gian điều trị. Bởi, sóng siêu âm an toàn tuyệt đối với cơ thể, loại bỏ hoàn toàn mảng bám mà không xâm lấn răng và nướu.

Tay Nghề Của Bác Sĩ

Nếu nha sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao. Việc lấy cao răng nhẹ nhàng, không tác động đến má trong, lưỡi. Thì bạn hoàn toàn không có cảm giác đau nhức nào.

Việc lấy cao răng rất đơn giản, thường không ảnh hưởng tới các mô mềm. Không gây đau đớn hay tổn thương men răng. Nhưng đòi hỏi bác sĩ phải tỉ mỉ, nhẹ nhàng trong từng thao tác.

Tay Nghề Của Bác Sĩ
Tay Nghề Của Bác Sĩ

Lấy Cao Răng Nhiều Có Tốt Không?

Lấy cao răng là phương pháp giúp làm sạch các mảng bám cứng ra khỏi bề mặt của nướu. Mang lại nhiều lợi ích cho răng miệng. Tuy nhiên, việc lạm dụng có thể gây tổn thương răng. Do đó, bạn chỉ nên lấy cao răng theo định kỳ 3-6 tháng/lần. Ngoài ra, tùy theo sức khỏe răng miệng. Mức độ hình thành vôi răng nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian nên lấy cao răng. Cụ thể:

+ Người có men răng láng bóng, sức khỏe răng miệng tốt, cao răng hình thành ít. Nên lấy cao răng khoảng 6 tháng/lần.

+ Người có men răng sần sùi, dễ tích tụ các mảng bám thức ăn dư thừa. Thường xuyên uống trà, cà phê, hút thuốc nên lấy cao răng 3-4 tháng/lần.

Những Lưu Ý Sau Khi Lấy Cao Răng

Sau khi lấy cao răng, mô nướu và men răng rất nhạy cảm. Vì vậy nếu chăm sóc răng miệng đúng cách. Một số lưu ý sau khi lấy cao răng như:

+ Không nên ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Vì nhiệt độ quá thấp hoặc cao có thể gây tổn hại đến men răng. Khiến răng ê buốt khi ăn uống.

+ Không nên hút thuốc, sử dụng bia rượu hay các loại thực phẩm sậm màu, nhiều axit. Như trà, cà phê, nước ngọt, nước tương, socola… sau khi lấy cao răng.

+ Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Nhiều rau củ, trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất. Hạn chế ăn các loại thức ăn quá mềm, dẻo. Vì chúng dễ bám vào răng hình thành cao răng.

+ Đánh răng 2 lần/ngày, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

+ Đánh răng đúng cách. Khi chải nên dùng loại có lông mềm, lực vừa phải, đặt bàn chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Tránh chải răng theo chiều ngang vì có thể làm mòn men răng.

+ Sử dụng nước muối sinh lý, chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn. Nhằm loại bỏ các mảng bám còn sót lại.

+ Khám và lấy cao răng theo định kỳ hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ.

+ Lấy vôi răng có đau không. Phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật và các thao tác lấy cao răng của bác sĩ. Để hạn chế tình trạng ê buốt, bạn nên lựa chọn phòng khám, trung tâm nha khoa uy tín. Bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại.

Làm Thế Nào Để Không Bị Vôi Răng?

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách tốt nhất để phòng bị cao răng, trong đó bạn hãy nhớ:

+ Chải răng đúng cách cùng với việc sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor.

+ Dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, hạn chế tối đa việc tích tụ các mảng bám ở kẽ răng.

+ Kết hợp chải răng đúng cách và dùng chỉ tơ nha khoa 02 lần/ngày.

+ Bạn có thể súc miệng thường xuyên với nước muối loãng.

*Lưu ý chế độ ăn uống hàng ngày:

+ Tránh dùng đồ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm cho răng nhạy cảm, ê buốt.

+ Hạn chế hút thuốc lá hay các thực phẩm, đồ uống có màu. Như chè, cà phê, nước cà rốt…. Sẽ làm mảng bám dễ bám lại nhanh chóng.

+ Hạn chế dùng đồ ăn quá mềm, dính như bánh quy, kẹo dẻo, sô cô la,…. Vì chúng bám chắc vào răng, khó vệ sinh sạch.

+ Hạn chế sử dụng socola vì chúng có thể bám chắc vào răng người dùng. Và gây khó vệ sinh.

+ Các thực phẩm nhiều chất xơ sẽ giúp mặt răng sạch hơn và lợi chắc khỏe hơn.

+ Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế những loại thức ăn chứa nhiều bột, đường.

+ Bạn nên chủ động đặt hẹn khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.

Mẹo Lấy Vôi Răng Tại Nhà Sử Dụng Muối Và Chanh

Sự kết hợp hoàn hảo của bộ đôi muối và chanh mang lại hiệu quả không tưởng. Sẽ giúp lấy đi cao răng và các mảng bám gây khó chịu cho bạn. Trả lại hàm răng trắng sáng nhờ axit có trong chanh và muối giúp cho bạn không hôi miệng.

Với cách thực hiện rất đơn giản chỉ cần vắt 1 lát chanh nhỏ vào ly. Rồi cho thêm một ít muối thêm ít nước. Làm tan hỗn hợp rồi ngậm trong 5 phút, sau đó súc miệng sạch.

*Chú ý chanh có tính axit nên chỉ nên sử dụng 2 hoặc 3 lần trên tuần. Không nên dùng thường xuyên tránh bào mòn men răng và tổn thương nướu.

Mẹo Lấy Vôi Răng Tại Nhà Sử Dụng Muối Và Chanh
Mẹo Lấy Vôi Răng Tại Nhà Sử Dụng Muối Và Chanh

Sử Dụng Dầu Dừa

Công dụng của dầu dừa rất nhiều. Nó không chỉ được sử dụng để làm đẹp cho tóc, da, chuốt mi, dưỡng ẩm…. Mà dầu dừa còn có công dụng làm sạch các mảng bám răng nhanh chóng. Mang lại hiệu quả rất bất ngờ, giúp răng ngày càng trắng sáng.

Cách sử dụng: Dùng miếng bông sạch, tẩm dầu dừa chà sát lên toàn bộ răng trong 3-5 phút. Thường xuyên thực hiện bạn sẽ cảm thấy hiệu quả rõ rệt. Đây là một phương pháp được hầu hết các bạn nữ ưa chuộng. Vì đơn giản, dễ thực hiện mà các mảng bám được xóa sổ nhanh chóng.

Sử Dụng Dầu Dừa
Sử Dụng Dầu Dừa

Sử Dụng Dầu Oliu

Cũng giống như dầu dừa, dầu oliu cũng có nhiều công dụng. Làm đẹp và được sử dụng để loại bỏ các mảng bám, vết ố vàng khó chịu trên răng. Cách sử dụng tương tự như dầu dừa. Tuy nhiên dầu oliu lại không làm trắng răng ngay mà đòi hỏi bạn phải kiên trì thực hiện.

Đây cũng là phương pháp giúp răng trắng sáng một cách tự nhiên. Và loại bỏ dần cao răng bám trên bề mặt răng dễ dàng ngay tại nhà.

Sử Dụng Dầu Oliu
Sử Dụng Dầu Oliu

Sử Dụng Baking Soda( Bột Nở)

Không chỉ làm trắng răng mà baking soda cũng được dùng để tẩy vôi răng tại nhà. Với cách sử dụng đơn giản. Thực hiện như sau: hòa tan một nửa muỗng baking soda với nước ấm. Ta có hỗn hợp đặc và sử dụng sau mỗi lần đánh răng. Dùng bàn chải để giúp loại bỏ hoàn toàn các mảng bám trên răng. Sau đó súc miệng lại bằng nước.

*Khuyến cáo chỉ nên sử dụng tuần từ 1-2 lần. Không nên lạm dụng để tránh làm tổn thương men răng, gây ê buốt răng.

Sử Dụng Baking Soda( Bột Nở)
Sử Dụng Baking Soda( Bột Nở)

Sử Dụng Đường Nâu

Đường nâu là nguyên liệu rất dễ dàng được tìm thấy ở trong nhà của bạn. Trong đường nâu có chứa nhiều axit amin. Trong đó một lượng lớn axit glycolic. Nhờ vậy đường nâu giúp bạn loại sạch các mảng bám ở chân răng. Có tác dụng làm trắng và giúp lấy cao răng tại nhà.

Cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần cho đường nâu vào miệng để ngậm từ 15-20 phút là được. Đường sẽ tan trong khoang miệng, đi qua các kẽ răng để đánh bật mọi vết ố, cao răng. Thực hiện đều đặn khoảng 1- 2 tuần bạn sẽ thấy rõ được sự thay đổi đáng kinh ngạc này.

Sử Dụng Đường Nâu
Sử Dụng Đường Nâu

Những Lưu Ý Trước Khi Thực Hiện Các Phương Pháp Tại Nhà

Mặc dù cách lấy vôi răng tại nhà có hiệu quả. Nhưng chỉ phát huy tác dụng với những trường hợp răng bị bám nhẹ. Thời điểm cao răng chưa bám chặt vào răng gây ố vàng. Đặc biệt, khi quá lạm dụng hoặc thực hiện sai các cách trên. Còn dẫn tới nguy cơ bị viêm nướu, viêm nha chu, mòn men răng, răng trở nên nhạy, ê buốt khó chịu… Bên cạnh đó, các phương pháp này cũng không thể thực hiện kỹ càng ở mọi vị trí của răng. Như ở sâu trong các răng hàm và cũng không thể lấy hết cao răng đang tồn tại. Vì vậy bạn cần phải tìm đến một phòng khám Nha khoa uy tín, để nhanh chóng lấy lại hàm răng trắng sáng Tránh để bị mất điểm bởi hàm răng vàng ố, đầy cao răng.

Kết Luận

Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng rất nhiều đến ngoại hình, sự tự tin của bạn. Vì thế hãy lựa chọn cách thức chăm sóc và làm đẹp một cách khoa học. Có sự tư vấn của chuyên gia, giúp bạn tránh được những tác hại không đáng có.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *