Sún răng ở trẻ là hiện tượng hay gặp, phổ biến ở các bé nhóm tuổi 1 – 3 tuổi. Tình trạng này gây ra khá nhiều hệ lụy như răng bị mòn, mất thẩm mỹ, khiến bé nói ngọng. Vì vậy để Nha Khoa Amity sẽ điểm qua những nguyên nhân cách khắc phục nhé.
SÚN RĂNG
Là hiện tượng răng miệng rất phổ biến ở trẻ em. Nhưng hầu hết các bậc phụ huynh đều không mấy quan tâm. Nếu không được điều trị sẽ tổn hại đến sức khỏe răng miệng. Đồng thời còn gây ảnh hưởng đến các răng vĩnh viễn sau này.
Sún Răng Là Gì?
Sún răng là một loại bệnh lý răng miệng khiến cấu trúc răng bị phá hủy nặng nề. Trường hợp không điều trị sớm sẽ tăng nguy cơ mất răng, nhiễm trùng.
Cấu tạo của thân răng sữa cũng giống như răng vĩnh viễn. Cơ bản gồm lớp vỏ cứng bên ngoài, tiếp đến là men răng, ngà răng và buồng tủy. Tuy nhiên, cấu trúc của men răng và ngà răng sữa tương đối mỏng. Nên rất dễ bị tổn thương bởi sự tấn công của vi khuẩn trong khoang miệng.
Khi men răng đã bị ảnh hưởng nặng. Thì răng của trẻ sẽ xuất hiện hiện tượng mủn dần và tiêu đi. Sự suy giảm thể tích ở phần thân răng này được gọi là sún răng.
Răng sâu thường có biểu hiện đau nhức thì sún hoàn toàn ngược lại. Không hề đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, vị trí bị sún thường có diện tích rất rộng, màu nâu hoặc đen.
Răng này lây lan nhanh chóng. Nếu không được kiểm soát, trong thời gian ngắn sẽ ăn sang các răng lành bên cạnh. Hiện tượng này thường xuất hiện ở trẻ em từ 1 – 3 tuổi.
Tác Hại Khi Trẻ Bị Sún Răng Khó Khăn Khi Ăn Nhai
Khi sún răng, chân răng sẽ nằm sát vào lợi, điều này khiến trẻ gặp khó khăn trong ăn nhai. Đặc biệt trường hợp tủy răng bị ảnh hưởng, ngà răng lộ ra ngoài. Lúc nhai sẽ sinh ra đau nhức và hệ lũy là dẫn đến biếng ăn và quấy khóc.
Phát Âm Không Rõ
Răng bị sún, đặc biệt là vị trí răng cửa không chỉ gây mất thẩm mỹ. Mà còn làm ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ. Theo thống kê, những trẻ bị sún sẽ có nguy cơ cao nói ngọng. Hơn những trẻ có hàm răng khỏe mạnh.
Ảnh Hưởng Đến Răng Vĩnh Viễn
Đặc biệt, răng sữa còn có mối liên kết chặt chẽ với những chiếc răng vĩnh viễn. Thông thường, trẻ em ở độ tuổi từ 5 – 6 tuổi sẽ bắt đầu thay chiếc răng sữa đầu tiên. Và 12 – 13 tuổi sẽ thay chiếc răng sữa cuối cùng. Và mỗi vị trí mà răng sữa mất đi sẽ thay vào đó là chiếc răng vĩnh viễn.
Tuy nhiên, trường hợp răng sữa bị sún quá sớm. Các răng bên cạnh sẽ có xu hướng di chuyển dần về vị trí mất răng. Điều này khiến chiếc răng vĩnh viễn mọc lên không đủ không gian, tạo ra hiện tượng chen lấn, mọc kẹt hoặc mọc ngầm,…
Hoặc cũng có trường hợp răng sữa vì một lý do nào đó đã đến tuổi thay nhưng không rụng. Răng vĩnh viễn sẽ mọc lệch sang vị trí khác.
Ngoài ra, khi răng sữa bị sún, đồng nghĩa với việc nơi đây tập trung nhiều vi khuẩn có hại. Chúng không chỉ phá hủy chiếc răng mà còn tác động đến nướu. Từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm. Và tác động xấu đến quá trình phát triển của những chiếc răng vĩnh viễn sau này.
Nguyên Nhân Khiến Trẻ Bị Sún Răng
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng, đó là:
+ Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh, sấy khô có hàm lượng đường cao. Các loại đồ uống có ga, màu, uống sữa đêm nhưng không vệ sinh răng trước khi đi ngủ.
+ Thiểu sản men răng do sinh thiếu tháng, thiếu canxi, uống nhiều kháng sinh. Hoặc do ăn uống hằng ngày (uống sữa đêm có hàm lượng đường cao. Và có tính bám dính mạnh, dễ lên men, sinh axit phá hủy men răng).
+ Bé bị sâu toàn hàm hoặc chế độ dinh dưỡng bị thiếu canxi, flour khiến răng bị tổn thương.
+ Mẹ sử dụng các thuốc kháng sinh như Tetracycline, Doxycycline khi đang mang thai. Làm răng bé phát triển không tốt, chất lượng men răng kém, độ cứng thấp, răng dễ bị tổn thương.
+ Cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng hằng ngày cho trẻ chưa được chú tâm. Khiến mảng bám thức ăn bám dính lâu ngày, hình thành nơi trú ẩn của vi khuẩn gây hại.
+ Trẻ mắc bệnh vàng da cũng ảnh hưởng tới men răng.
Phòng Ngừa Bằng Cách Vệ Sinh Răng Miệng Đúng Cách
Khi chiếc răng đầu tiên của bé nhú lên là thời điểm cần chăm sóc đặc biệt cho răng trẻ. Ban đầu, có thể vệ sinh răng sữa của bé bằng khăn gạc mềm. Vào mỗi sáng sớm và sau mỗi bữa ăn. Sau khi bé ăn nên cho uống nước ngay để rửa trôi thức ăn, làm sạch răng và họng. Phòng ngừa sún răng và viêm họng cho bé.
Khi bé được 2 tuổi, hàm răng đã tương đối hoàn chỉnh. Bé ăn được nhiều loại thức ăn của người lớn thì hàm răng cần được chăm sóc cẩn thận hơn. Nên chải răng cho bé bằng kem đánh răng có chứa flour để ngừa sâu răng. Với những bé có thói quen ăn vặt, ăn nhiều đồ ngọt nên chải răng ngay sau khi ăn.
Khi bé được 3 tuổi, nên cho bé tập tự chải răng đúng cách (chải răng dọc từ chân răng xuống. Đủ 3 mặt răng ngoài – trên – trong ít nhất 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ).
Lưu Ý Về Thực Đơn
Trong thời kỳ đang thay răng sữa, mọc răng vĩnh viễn. Nên tăng cường các loại thực phẩm tốt cho răng (giàu canxi và flour) vào chế độ ăn. Như: cá biển, trứng, gan động vật, sữa tươi,… Cà rốt cũng là loại thực phẩm giúp răng chắc khỏe. Giúp lợi mau liền khi bị tổn thương và làm giảm tình trạng chảy máu chân răng. Bên cạnh đó cũng cần hạn chế sử dụng những thực phẩm không tốt cho sức khỏe răng miệng. Như đồ uống có ga, nước ngọt, nước lạnh, bánh kẹo,…
Chú Ý Khi Sử Dụng Thuốc
Thuốc kháng sinh là một trong những thủ phạm gây vàng răng, hỏng men răng, đổi màu răng. Và rất khó để tẩy trắng lại. Vì vậy, để bảo vệ răng của bé. Khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất không nên cho bé uống các loại thuốc kháng sinh một cách tùy tiện.
Loại Bỏ Những Thói Quen Xấu
Để bảo vệ răng của trẻ cũng tuyệt đối chú ý không cho trẻ bú bình. Hoặc ngậm bình sữa khi ngủ. Đồng thời, không nên dùng răng cắn vật cứng. Hạn chế cho bé ăn kẹo, uống nước có ga và ăn đêm. Nếu bé đã có thói quen uống sữa đêm thì sau khi uống sữa phải cho uống nước lọc để súc miệng. Hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo nên ngưng cho trẻ bú đêm khi được 8 – 10 tháng tuổi. Nguyên nhân là vì việc bú về đêm sẽ bị gián đoạn giấc ngủ. Kém phát triển chiều cao dễ gây hư răng sữa. Với những trẻ có thói quen ngậm cơm, cần kiểm tra miệng cho trẻ sau khi ăn. Để tránh thức ăn thừa bám vào kẽ răng gây sún răng.
Đưa Trẻ Đi Khám Răng Định Kỳ
Tốt nhất phụ huynh nên đưa bé đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Với những bé đã bị sún răng, răng sữa lung lay sớm. Thì nên đưa bé đến khám chuyên khoa răng – hàm – mặt. Tại các bệnh viện uy tín để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng của bé. Đưa ra những biện pháp cần thiết. Nhằm tránh được hiện tượng răng bé mọc chen chúc hoặc mọc lệch sau này.
Vấn đề sún sớm của trẻ hoàn toàn có thể được phòng ngừa kiểm soát. Nếu phụ huynh chú ý tới việc vệ sinh răng miệng. Duy trì thói quen sống khoa học và cho bé khám răng định kỳ.
Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp. Các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa, răng miệng…. Cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng ngừa sún răng.
Trị Sún Răng Ở Trẻ Bằng Nước Muối
Nước muối là cách làm đơn giản và tiện lợi. Bởi muối là nguyên liệu chưa bao giờ vắng mặt trong các bếp ăn. Đặc tính của muối là kháng khuẩn tốt.
Do đó, chỉ cần pha một thìa nhỏ muối tinh, hòa tan với 200ml nước ấm. Mỗi ngày đều đặn buổi tối trước khi đi ngủ, buổi sáng thức dậy cho trẻ ngậm. Rồi súc miệng lại với nước sạch.
Trị Bằng Lá Trầu Không
Lá trầu không trị sún răng là bài thuốc dân gian mà ông bà xưa truyền lại đến ngày nay. Nhờ chứa các thành phần có đặc tính kháng khuẩn cao. Mà lá trầu không giúp làm chậm quá trình sún răng.
Cách thức thực hiện rất đơn giản. Chỉ cần lấy 3 – 5 lá trầu không già, rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn. Rồi đắp lên vị trí sún. Sau khoảng 3 – 5 phút, súc miệng lại với nước sạch. Hoặc cũng có thể đem lá trầu không đun với nước sôi. Rồi lấy nước cho trẻ ngậm súc miệng hằng ngày.
Chữa Bằng Cây Lá Lốt
Lá lốt cũng được xem là bài thuốc chữa hiệu quả. Vì trong loại cây này có chứa tinh dầu mang đặc tính kháng khuẩn cao.
Cách thực hiện cũng khá đơn giản và nhanh chóng. Đem giã một ít rễ lá lốt cùng với muối tinh rồi vắt lấy nước cốt. Dùng tăm bông thấm ướt dung dịch này rồi tiến hành bôi lên vị trí sún răng. Làm thường xuyên trong ngày từ 2 – 3 lần để mang lại kết quả tốt nhất.
Cho Trẻ Đi Thăm Khám Nha Khoa
Những phương pháp ở trên chỉ mang tính chất tạm thời, không khắc phục được hoàn toàn. Đặc biệt với những trường hợp răng này đã tiêu giảm khá nhiều cấu trúc răng. Hoặc ăn sâu vào gần lợi, làm lộ tủy thì không thể áp dụng những bài thuốc dân gian.
Cách tốt nhất là nên đi thăm khám tại nha khoa. Trường hợp sún còn nông, diện tích còn nhỏ. Thì bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng để ngăn chặn sự lây lan.
Với trường hợp răng vị trí sún lan rộng, gây mòn gần hết răng. Thì lúc này bác sĩ sẽ xem xét về độ tuổi thay răng của trẻ để quyết định giữ lại hay loại bỏ.
Điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Vì nếu nhổ răng quá sớm sẽ gây ảnh hưởng đến những răng vĩnh viễn sau này. Làm tăng nguy cơ răng mọc lệch, mọc chìa ra ngoài hoặc quặp vào trong.