Răng Thưa Hàm Dưới Là Gì? Cách Khắc Phục Răng Thưa Hàm Dưới

Răng Thưa Hàm Dưới Là Gì? Cách Khắc Phục Răng Thưa Hàm Dưới

Răng thưa là tình trạng răng miệng khá phổ biến, dễ dàng bắt gặp ở nhiều người. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai. Nhưng cũng là nguyên nhân khiến khuôn mặt trở nên kém xinh và mất tự tin khi giao tiếp. Hãy cùng nhakhoaamity tìm hiểu tất cả về răng thưa hàm dưới trong bài viết dưới đây nhé!

RĂNG THƯA HÀM DƯỚI

Răng thưa hàm dưới gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp với người khác. Hơn thế, răng thưa còn là nguy cơ phát sinh nên các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu

Răng Thưa Hàm Dưới Là Gì?

Răng thưa hàm dưới là tình trạng răng trên cung hàm mọc cách xa nhau, không khít sát. Khoảng cách giữa các răng xa nhau sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng bởi thức ăn rất dễ bị dắt vào kẽ răng. Thưa răng cũng là nguyên nhân khiến việc phát âm không được chuẩn. Đôi khi, nó còn là nguyên do khiến khớp cắn bị sai lệch, ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt, gây mất thẩm mỹ.

Răng Thưa Hàm Dưới Là Gì?
Răng Thưa Hàm Dưới Là Gì?

 Các Nguyên Nhân Gây Thưa Răng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng thưa hở kẽ, cụ thể là:

+Thiếu răng bẩm sinh: Nếu răng mọc thiếu, không đủ số lượng sẽ tạo ra khoảng trống khiến các răng còn lại “chạy” lộn xộn trên cung hàm, gây ra tình trạng thưa răng.

+Răng mọc ngầm hay mọc ngược: Răng không thể nhú lên bình thường như các răng khác, vô tình tạo các khoảng trống trên cung hàm làm cho răng bị thưa.

+Sự chênh lệch kích cỡ giữa xương hàm và răng: Nếu răng quá bé hoặc khuôn hàm quá rộng sẽ vô tình tạo thành các khoảng trống trên cung hàm dẫn đến tình trạng răng thưa.

+Khớp cắn sâu: Hàm dưới và hàm trên không đồng đều, cân đối, hàm dưới lọt và khuất sâu vào bên trong hàm trên tạo nên các khoảng cách giữa 2 hàm răng.

+Thói quen sinh hoạt: Sau khi ăn, nhiều người thường có thói quen dùng tăm xỉa răng. Hoặc đánh răng bằng một lực mạnh. Thói quen này lâu dần sẽ tạo nên những khoảng cách giữa 2 răng, làm răng bị thưa.

+Các bệnh lý răng miệng khác: Sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu hoặc tụt nướu, … cũng là nguyên nhân khiến răng bị thưa và hở kẽ.

Răng Thưa Gây Ra Những Tác Hại Nào?

Răng thưa mất thẩm mỹ khuôn mặt

Cũng như những bộ phận khác, hàm răng cũng đóng vai trò quan trọng đối với khuôn mặt. Do đó, tình trạng răng thưa tạo nên khuyết điểm cho gương mặt khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp.

Răng thưa mất thẩm mỹ khuôn mặt
Răng thưa mất thẩm mỹ khuôn mặt

Răng thưa gây ảnh hưởng lớn đến học hành, công việc

Việc sở hữu một hàm răng thưa sẽ khiến bạn gặp một số hạn chế khi học ngoại ngữ. Đặc biệt là trong phát âm sẽ có vài từ không thể đọc đúng hoặc khó phát âm tròn chữ.

Răng thưa gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm

Trong một số trường hợp răng bị thưa khiến các răng “chạy” lộn xộn trên cung hàm. Gây ra tình trạng sai lệch khớp cắn. Về lâu dài, có thể sẽ làm biến dạng khung xương gây ảnh hưởng xấu đến khuôn mặt.

Răng thưa gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác

Răng thưa, kẻ hở lớn sẽ làm cho thức ăn dễ bị giắt lại. Nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi. Khi bị thưa răng hai hàm không khớp với nhau khiến cho lực nhai bị giảm sút. Việc này có thể dẫn đến viêm khớp thái dương hàm hoặc một số bệnh lý khác liên quan đến đường tiêu hóa.

Răng thưa có thể gây ra hiện tượng mất thêm răng

Do lực liên kết giữa các răng yếu. Răng thường xuyên di chuyển trên cung hàm và sự xâm nhập thường xuyên của vi khuẩn, mảng bám do vệ sinh không kỹ lưỡng nên càng lớn tuổi bệnh nhân bị thưa răng càng dễ rụng răng sớm hơn so với trường hợp răng đều.

Răng thưa có thể gây ra hiện tượng mất thêm răng
Răng thưa có thể gây ra hiện tượng mất thêm răng

Làm Gì Để Ngừa Răng Bị Thưa?

Đối với răng không bị thưa bẩm sinh, có rất nhiều cách thức đơn giản giúp phòng ngừa nguy cơ bị thưa răng. Cụ thể là răng thưa hàm dưới nên làm gì:

+Thay đổi các thói quen sinh hoạt, tránh dùng tăm xỉa răng và đánh răng bằng lực quá mạnh;

+Chữa trị sớm và dứt điểm những bệnh răng miệng như viêm lợi, tụt lợi. Nhằm tránh gây mất răng, tạo thêm khoảng cách giữa các răng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *