Vấn đề răng miệng thường gặp là điều mà không ai mong muốn. Vậy nếu muốn chăm sóc răng miệng tốt, trước tiên bạn cũng cần nắm rõ được tình trạng răng miệng của mình như thế nào để có thể kịp thời xử lý. Ngoài ra cũng có những lựa chọn phương pháp chăm sóc răng miệng một cách hợp lý nhất cho hàm răng của bạn.
Từ đó sẽ giúp bạn giảm đi những phiền toái không nhỏ trong tương lai trong việc chăm sóc hay bảo vệ răng miệng, sau đây nhakhoaamity sẽ đưa ra một số vấn đề răng miệng thường gặp như sau:
Sâu Răng Trong Vấn Đề Răng Miệng Thường Gặp
Là những tổn thương ở tổ chức cứng của răng tạo thành lỗ trên bề mặt răng. Sâu răng có thể ở bề mặt thân răng, cổ răng thậm chí ở chân răng, tổn thương sâu trên thân răng bắt đầu từ men răng, còn tổn thương trên cổ răng hay chân răng bắt đầu từ men răng hoặc ngà chân răng. Sâu răng do nguyên nhân từ đâu?
Nguyên nhân:
Do vi khuẩn có sẵn trong miệng chủ yếu là Streptococcus Mutans, khi có thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột, các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo nên acid ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu.
Vi khuẩn, acid, mùn thức ăn trên mặt răng sẽ tạo thành một màng dính vào răng gọi là màng bám răng, màng này rất dính và có ở tất cả các mặt răng đặc biệt là răng hàm, màng bám răng không những gây sâu răng mà còn gây viêm lợi và viêm quanh răng.
Màng bám răng dần dần được khoáng hóa bởi các chất khoáng trong nước bọt và thức ăn tạo thành cao răng. Sau khi men răng bị ăn mòn thành lỗ, vi khuẩn và thức ăn càng có điều kiện bám vào, acid càng được tạo ra nhiều hơn, tổ chức cứng (men và ngà răng) càng bị phá hủy, lỗ sâu được mở rộng và tiến về phía tủy răng.
Những người bị tụt lợi hở cổ răng và chân răng thì màng bám răng sẽ bám lên và bắt đầu quá trình phân hủy thức ăn tạo acid trên bề mặt cổ răng và chân răng, mô cứng của răng bị ăn mòn tạo thành lỗ sâu.
Cách Phòng:
- Hạn chế ăn uống quá nhiều đồ ngọt.
- Chải răng đúng cách, chải răng sau các bửa ăn hoặc ít nhất 2 lần/ 1 ngày ( sáng và tối trước khi ngủ) với các loại kem đánh răng có chưa fluor, có thể kết hợp với nước súc miệng để diệt vi khuẩn trong khoang miệng.
- Khám và lấy cao răng định ký 06 tháng/ 1 lần để kịp thời phát hiện và điều trị các răng sâu.
Xem thêm bài: Phương Pháp Điều Trị Sâu Răng Hiệu Quả
Viêm Lợi (Nướu) Răng
Viêm nướu là một bệnh lý rất phổ biến và ở mức độ nhẹ của bệnh nha chu, trong đó mảng bám, vôi răng là nguyên nhân gây kích ứng, sưng, viêm nướu răng. Viêm nướu nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm lợi mạn tính và viêm nha chu và cuối cùng là mất răng.
Khi nướu răng khỏe mạnh thì trông chắc và màu hồng nhạt. Nếu nướu răng sưng húp, có màu nâu sẫm đỏ, đau và dễ chảy máu, có thể đó là biểu hiện của bệnh viêm lợi (nướu) ở tình trạng nhẹ thì viêm lợi ít khi gây đau đớn, vì thế người bệnh bị viêm lợi nhiều khi không biết và dễ bỏ qua không để ý đến.
Dấu hiệu và triệu chứng:
- Sưng nướu răng,
- Lợi chuyển màu đỏ hoặc đỏ thẫm, mềm, đau, lợi teo rút,
- Dễ dàng chảy máu khi dùng bàn chải hoặc dùng chỉ nha khoa, mút chíp,
- Người bị viêm nướu răng thường có hơi thở hôi.
Nguyên nhân:
- Vệ sinh răng miệng kém dẫn đến hình thành mảng bám răng,
- Vôi răng,
- Sâu răng ở vị trí sát lợi,
- Sai khớp cắn,
- Răng mọc lệch lạc.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu:
- Thói quen sức khỏe răng miệng nghèo nàn,
- Sử dụng thuốc lá, bệnh tiểu đường,
- Người lớn tuổi, suy giảm miễn dịch,
- Dùng thuốc, rối loạn nội tiết ở phụ nữ như mang thai, chu kỳ kinh nguyệt hoặc sử dụng thuốc tránh thai,
- Dinh dưỡng kém,…
Điều trị:
- Chải răng đúng cách,
- Khám răng và lấy cao răng định kỳ 4-6/ 1 lần,
- Trám lại các răng bị sâu,
- Khắc phục tình trạng răng mọc lệch lạc,…
Răng Bị Ố Vàng – Sẫm Màu
Là biểu hiện của một số bệnh lý răng miệng, và các bệnh khác. Do đó, cần chú ý màu sắc của răng để dự báo về sức khỏe cũng như các bệnh có thể gặp phải. Vậy răng ố vàng là bệnh gì? Nguyên nhân từ đâu khiến răng ố vàng?
Nguyên nhân:
- Do men răng bị bào mòn: Men răng màu trắng và lớp phủ cứng bao bọc bề mặt và bảo vệ răng. Bên dưới men răng là ngà răng có màu vàng nhạt. Men răng bị bào mòn khiến ngà răng bị lộ ra và gây hiện tượng răng ố vàng.
- Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa nicotine và nhựa thuốc lá sẽ làm răng ố vàng và gây ra vôi răng, mảng bám. Mảng bám và vôi răng sẽ khiến nướu lợi tổn thương gây ra các bệnh như: viêm lợi, viêm chân răng. Dấu hiệu dễ dàng nhận thấy là mảng bám vôi văng có màu vàng, nâu trên răng hoặc viền lợi.
- Do bẩm sinh và di truyền: Một số người do yếu tố di truyền, bẩm sinh nên răng bị vàng từ nhỏ hoặc cấu tạo của men răng không đủ dày để che phần ngà răng.
- Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh như Tetracycline, Doxycycline, có thể khiến răng bị ngả màu. Ngoài ra, các loại nước súc miệng có chứa Minocycline cũng khiến răng bị vàng nếu sử dụng dài ngày.
- Nhiễm fluor nặng: đây cũng là 1 nguyên nhân dẫn đến tình trang màu răng bị thay đổi bất thường như: trắng đục loang lổ hoặc nặng hơn là màu vàng nâu.
- Răng ố vàng do thực phẩm: Sử dụng nhiều các loại thực phẩm có màu đậm có khả năng làm đổi màu răng. Một số thực phẩm như: cafe, trà, coca, củ rền, các loại rượu đỏ hay quả mâm xôi đen hoặc việt quất.
- Tuổi tác: Khi tuổi cao, răng bị lão hóa, men răng sẽ mòn dần và khiến răng ngả màu đi….. và một số yếu tố khác ảnh hưởng tới răng bạn.
Phương Án Xử Lý:
- Đối với trường hợp răng ố vàng do thuốc lá hay cao răng thì có thể định kỳ lấy vôi răng 4-6 tháng/1 lần.
- Trường hợp men răng bị vàng (mức độ thông thường) cũng có thể sử dụng phướng pháp tẩy trắng răng để cải thiện màu răng.
- Đối với trường hợp răng nhiễm fluor nặng hoặc nhiễm kháng sinh thì chỉ có thể làm “răng sứ thẩm mỹ” hoặc “mặt dán veneer” để khắc phục triệt để tình trạng trên.
Xem thêm bài: Dịch Vụ Tẩy Trắng Răng Tại Nha Trang
Tổng Kết Vấn Đề Răng Miệng Thường Gặp
Như vậy là nha khoa Amity nha trang đã gợi ý cho bạn những lý do và phương pháp điều trị vấn đề về răng miệng thường gặp trong đời sống. Hi vọng đây sẽ là kiến thức bổ ích giúp bạn có hàm răng trắng – khỏe mạnh.